Hoạt động tổ Mẫu giáo năm học 2023-2024
PHÒNG GD& ĐT LẠC THUỶ TRƯỜNG MN XÃ YÊN BỒNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Yên Bồng, ngày 23 tháng 9 năm 2023 |
Hoạt động tổ Mẫu giáo năm học 2023-2024
Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non được Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ giáo dục đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 1797/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ngày 07/8/2023 về việc Quyết định ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Căn cứ Hướng dẫn số 924/HD-GD&ĐT ngày 20 tháng 9 năm 2023 của Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thuỷ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2023 - 2024;
Căn cứ kế hoạch toàn diện của trường Mầm non xã Yên Bồng năm học 2023 - 2024. Kết quả đạt được của tổ chuyên môn mẫu giáo năm học 2022 – 2022. Tình hình thực tế của các lớp, của trường, địa phương, số trẻ và giáo viên được biên chế trong tổ Mẫu giáo;
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo chuyên môn nhà trường năm học 2023- 2024 tổ chuyên môn mẫu giáo trường Mầm non xã Yên Bồng xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2023 - 2024 như sau:
* Tổng số: 21 đ/c.
- Trong đó:
+ CBQL: 01đ/c
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 20 đ/c
* Trình độ chuyên môn
+ Đại học: 15 đ/c. (CBQL: 1; GV: 14)
+ Cao đẳng: 06 đ/c
+ Dân tộc: 02 đ/c; Nữ dân tộc: 02 đ/c.
* Đảng viên: 16 đ/c
- Tổng số lớp mẫu giáo: 9 lớp
Trong đó:
+ 03 lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi
+ 03 lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi
+ 03 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi
- Số học sinh: 196 cháu
Trong đó:
+ 3 tuổi = 69 cháu
+ 4 tuổi = 57 cháu
+ 5 tuổi = 70 cháu
- Tổng số phòng học: 09/09 phòng học kiên cố.
- Thiết bị đồ dùng đồ chơi 09/09 lớp đủ theo yêu cầu tối thiểu thiết bị đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học theo đúng quy định của Bộ giáo dục.
- Môi trường hoạt động: Các lớp học đều có sân chơi, có đồ chơi, diện tích phòng học đảm bảo theo quy định.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của chuyên môn phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo chính quyền địa phương.
- Tổ có 20/20 đ/c giáo viên đã được biên chế nhà nước, đời sống tạm ổn định yên tâm công tác, có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Các đồng chí giáo viên trong tổ có trình độ chuẩn đạt 100%, vượt chuẩn đạt 14/20 đạt 71,4%.
- Trong tổ có nhiều đồng chí giáo viên có kinh nghiệm, nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến. Có đ/c được Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ giáo dục tặng Bằng khen.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, được nhân dân tín nhiệm, sáng tạo linh hoạt trong hình thức tổ chức các hoạt động, tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc gaios dục trẻ trẻ, tích cực tham gia các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học.
- Giáo viên trong tổ được tập huấn, chuyên đề chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi.
- Cơ sở vật chất đảm bảo diện tích phòng học sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Có phòng hoạt động nghệ thuật, hoạt động thể chất ở khu trung tâm. Thiết bị đồ dùng đồ chơi của lớp đủ theo yêu cầu tối thiểu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
- Môi trường xanh, sạch đẹp, nguồn nước, hệ thống thoát nước, có công trình vệ sinh, sân chơi và đồ chơi ngoài trời.
* Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất: 01 khu chưa có phòng sinh hoạt chung giáo dục thể chất, nghệ thuật.
- Về giáo viên: Còn một số đồng chí hạn chế về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và thiết lập nội dung thực hiện các chủ đề, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Về trẻ: Một số trẻ ở vùng khó khăn nên đôi khi tỷ lệ chuyên cần chưa đều.
- Về phụ huynh: Nhận thức của một số bậc phụ huynh về việc giáo dục trẻ tại trường còn hạn chế.
- Các đồng chí giáo viên trong tổ 100% là nữ, một số chị em có con nhỏ, nhà ở xa nên phần nào còn ảnh hưởng đến công tác.
III. CHỈ TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.1. Chỉ tiêu
- Về số lượng:
+ Trẻ 3 tuổi: 67/67 cháu = 100%
+ Trẻ 4 tuổi: 53/53 cháu = 100%
+ Trẻ 5 tuổi: 70/70 cháu = 100%
- Về chất lượng giáo dục:
+ Tỷ lệ đạt 185/190 cháu đạt 97,4%; Chưa đạt 05/190 cháu chiếm 2,6% (so với độ tuổi).
+ Mẫu giáo 5 tuổi đánh giá theo bộ chuẩn: 70/70 cháu đạt 100%.
+ Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình: 70/70 cháu đạt 100%.
- Về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Số trẻ được tổ chức ăn bán trú: 190/190 cháu đạt 100%.
Mẫu giáo 5 tuổi: 70/70 cháu đạt 100%.
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng:
- Suy dinh dương thể nhẹ cân: 7/190 cháu, đạt 3,7%; Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 7/190 cháu, đạt 3,7%.
- Mấu giáo 5 tuổi: Suy dinh dương thể nhẹ cân: 02/70 cháu, đạt 2,9%; Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 02/70 cháu, đạt 2,9%.
1.2. Giải pháp thực hiện
- Tuyên truyền vận động phụ huynh cho con em tới trường đạt tỷ lệ 100% , chuyên cần từ 97% đến 98%
- Kết hợp với các đoàn thể ở địa phương cùng vận động trẻ ra lớp theo đúng kế hoạch.
- Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng chương trình giáo dục mầm non theo quy định.
- Tăng cường tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm trên các hoạt động học, các hoạt động mọi lúc mọi nơi và các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: Hội thi, hội chợ quê, ngày hội gói bánh trưng…phù hợp với từng chủ đề với văn hóa của địa phương.
- Quan tâm đến những trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và những trẻ hay ốm đau, bệnh tật để có chế độ ăn hợp lý bổ xung chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Kịp thời phát hiện dịch bệnh theo mùa, thông báo cho cán bộ y tế, nhà trường kịp thời.
- Tuyên truyền, thực hiện đúng thông điệp 5K trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Kết hợp với y tế khám bệnh định kỳ cho trẻ. Cân đo theo dõi biểu đồ cho trẻ theo định kỳ.
2.1. Hồ sơ giáo viên
* Chỉ tiêu
Tổng số: 20 bộ
Trong đó:
+ Xếp loại tốt 20/20 bộ đạt 100 %
+ Xếp loại khá:0
+ Xếp loại trung binh: 0
* Giải pháp thực hiện:
- Kết hợp với chuyên môn hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (Theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ giáo dục đào tạo) sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non.
- Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn cùng nhau nghiên cứu, tọa đàm, trao đổi về các hình thức tổ chức các hoạt động CSGD trẻ, đưa ra những vướng mắc trong quá trình lên kế hoạch - soạn bài, để cùng tháo gỡ.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện hệ thống hồ sơ đủ về số lượng, đảm bảo về nội dung theo quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện hệ thống hồ sơ ứng dụng công nghệ thông tin, theo đúng thể thức văn bản.
2.2. Công tác giảng dạy
* Chỉ tiêu
- 100% giáo viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
- 100% giáo viên có đủ kế hoạch, đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, ký duyệt hồ sơ đúng thời gian quy định, kế hoạch ngày có hình thức, lồng ghép tích hợp các nội dung, phong phú, đa dạng phù hợp với nhận thức của trẻ từng độ tuổi. Thực hiện đúng thời gian biểu, không cắt xén chương trình.
- 100% giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách linh hoạt, hợp lý.
- Giờ dạy đạt:
+ Xếp loại tốt: 18/20 đ/c = 90%
+ Xếp loại khá: 02/20 đ/c = 10%
* Giải pháp thực hiện:
- Ngay từ đầu năm học tổ trưởng chuyên môn bám sát kế hoạch chuyên môn của nhà trường xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai tới toàn thể các thành viên trong tổ, nội dung bồi dưỡng mũi nhọn cụ thể, chi tiết. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động cho giáo viên yếu, giáo viên mới.
- Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung nghiên cứu Điều lệ trường mầm non (Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ giáo dục đào tạo ban hành Điều lệ trường Mầm non) và theo nghiên cứu bài học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy.
- Phối kết hợp với chuyên môn nhà trường dự giờ bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch.
- Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện theo chủ đề năm học “ Xây dựng trường mầm non Hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm” gắn với việc thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”. Tích cực thực hiện tham gia xây dựng nhằm đạt kết quả cao cuộc thi “Xây dựng trường mầm non xanh - An toàn - Hiệu quả” cấp huyện. Thường xuyên kiểm tra xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài lớp học theo hướng “mở”, tiện dụng, hiệu quả trong quá trình thay đổi chủ đề, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình vui chơi, học tập.
- Tổ chức cho giáo viên được trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các buổi kiến tập, thực hành trên lớp, dự giờ đồng nghiệp...
- Chỉ đạo các lớp tạo môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng “mở”, tiện dụng, hiệu quả trong quá trình thay đổi chủ đề, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình vui chơi, học tập
- Tiếp tục tham mưu với ban giám hiệu mua sắm, đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
2.3. Về công tác nuôi dưỡng
- 100% giáo viên thực hiện tốt nội quy, quy định khi tổ chức ăn, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Tổ chức thực hiện đúng thời gian biểu vệ sinh cá nhân trẻ hàng ngày.
- 100% giáo viên vệ sinh ca cốc, lớp học, vệ sinh môi trường theo đúng quy định.
* Giải pháp thực hiện
- Thực hiện đeo khẩu trang, tạp dề…khi tổ chức cho trẻ ăn đảm bảo vệ sinh, ATTP, phòng chống dịch bệnh.
- Vệ sinh ca, cốc, đồ dùng, đồ chơi toàn thường xuyên, lao động vệ sinh môi trường theo đúng quy định.
- Phối kết hợp nhân viên y tế, nuôi dưỡng để đảm bảo khẩu phần, chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
2.4. Đồ dùng, đồ chơi
* Chỉ tiêu
- 100% giáo viên trong tổ có đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động giảng dạy theo quy định.
- 100% giáo viên tham gia hội thi làm đồ dùng, đồ chơi của trường và của phòng Giáo dục tổ chức.
- 100% giáo viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Giải pháp thực hiện:
- Kết hợp với nhà trường rà soát đô dùng đồ chơi theo Thông tư số 47/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020. Thông tư Quy định việc lựa chọn đồ chơi học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Kết hợp với nhà trường phát động thi đua làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động trong từng chủ đề, các ngày hội ngày lễ, ngoại khóa…
- Khuyến khích giáo viên thường xuyên tham khảo và sưu tầm làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động dạy và học. Khuyến khích chị em tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, sẵn có ở địa phương.
- Hàng tháng kết hợp cùng chuyên môn kiểm tra đồ dùng đồ chơi trong tháng theo quy định.
- Kết hợp với nhà trường xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học như: Khu vực vận động, giao thông, chợ quê…
2.5. Sáng kiến kinh nghiệm
* Chỉ tiêu
- Cấp huyện: 06 sáng kiến.
- Cấp trường: 13 sáng kiến.
* Giải pháp thực hiện:
- Triển khai đăng ký đề tài sáng kiến kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm
học. Triển khai các văn bản hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm của các cấp.
- Hỗ trợ, giúp đỡ cho giáo viên có điều kiện nghiên cứu viết sáng kiến. khuyến khích chị em tìm và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài sáng kiến của mình
- Cuối năm kết hợp cùng nhà trường chấm sáng kiến kinh nghiệm của từng thành viên và đề nghị cấp trên công nhận sáng kiến cấp huyện.
2.6. Thi đua
* Chỉ tiêu
- 100% giáo viên trong tổ viết cam kết thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Đăng ký các danh hiệu thi đua:
+ Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 1/20 đ/c = 5%
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 03/20 đ/c = 15%
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 19/20 đ/c = 95 %
+ Chiến sỹ thi đua: 03/21 đ/c =14,3%
+ Lao động tiên tiến: 21 /21 đ/c = 100%
- Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
+ Xếp loại tốt: 07/21 đ/c = 33,3%
+ Xếp loại khá: 14/21 đ/c = 66,7%
- Đánh giá viên chức
+ Xếp loại xuất săc: 07/21 đ/c = 33,3%
+ Xếp loại tốt: 14/21 đ/c = 66,7%
* Công tác bồi dưỡng thường xuyên
+ 21/21 đ/c hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên
* Giải pháp thực hiện
- Căn cứ nội quy, quy chế của nhà trường xây dựng quy chế hoạt động của tổ chuyên môn triển khai lấy ý kiến đi đến thông nhất để làm căn cứ thực hiện chuyên môn và bình xét thi đua hàng tháng, học kỳ, cuối năm học.
- Kết hợp với nhà trường tổ chức cho giáo viên đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hàng tháng để cùng nhau tìm ra những hình thức tổ chức các hoạt động có hiệu quả.
- Khuyến khích giáo viên tự học, tự đọc, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo để trau dồi kiến thức cho bản thân.
- Tăng cường kiểm tra dự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục của giáo viên đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành, trải nghiệm của trẻ.
- Đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, tạo tâm thế vui vẻ thoải mái sinh hoạt chuyên môn, coi đây là một trong những hoạt động trọng tâm bồi dưỡng chuyên môn.
- Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng.
2.7. Công tác thực hiện chuyên đề - bồi dưỡng thường xuyên
* Chỉ tiêu
- 100% giáo viên đăng ký Modul theo hướng dẫn của chuyên môn nhà trường, xây dựng kê hoạch tự học tự bồi dưỡng trong năm học.
- 100% giáo viên nắm chắc các, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức của từng hoạt động trong quá trình thực hiện.
- 100% giáo viên biết cách lựa chọn nội dung dạy trẻ trong từng tháng cho phù hợp với độ tuổi và đặc điểm trẻ của lớp mình phụ trách.
- 100% giáo viên biết lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ trong nhóm lớp mình phụ trách.
* Giải pháp thực hiện
- Tổ chức cho các thành viên trong tổ tự chọn nội dung bồi dưỡng 3 các mô đun bồi dưỡng tại Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non
+ Mô đun 6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ Mô đun 9: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm lớp.
* Trong năm tổ chuyên môn mẫu giáo kết hợp với chuyên môn nhà trường tổ chức dự giờ bồi dưỡng các chuyên đề:
- Chuyên đề: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ;
- Chuyên đề: Giáo dục phát triển thể chất;
- Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổ chức cho giáo viên được trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các buổi kiến tập, thực hành trên lớp, dự giờ đồng nghiệp...
- Tăng cường kiểm tra dự giờ giáo viên yếu, giáo viên mới.
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy;
- Bồi dưỡng giáo viên giỏi tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh.
- Kết hợp nhà trường tổ chức cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường mầm non trong và ngoài huyện.
- Khuyên khích giáo viên tăng cường tự hoc, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tổ chức kiến tập, dự giờ qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường theo các nội dung:
+ Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu điều lệ trường mầm non.
+ Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Trao đổi rút kinh nghiệm đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung mới cần thực hiện trong năm học để giáo viên nắm bắt được đồng thời đưa ra những vấn đề mà giáo viên còn gặp khó khăn, hạn chế, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện ở năm học trước. Tổ chức thảo luận để tìm ra biện pháp, hướng khắc phục cho năm học tới.
Trên đây là kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn mẫu giáo trường Mầm non xã Yên Bồng năm học 2023 - 2024./.
MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
HOTLINE : 0968025418
EMAI : mn.lat.yeb@hoabinh.edu.vn
Hôm nay : | 18 |
Hôm qua : | 48 |
Tất cả : | 260 |