Loading...
Đăng nhập

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quán lý, giáo viên Mầm non năm học 2023-2024

PHÒNG GD&ĐT LẠC THỦY

TRƯỜNG MN XÃ YÊN BỒNG

             Số:   24  /KH-TrMN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                        Yên Bồng, ngày 31 tháng  5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên mầm non

Năm học 2023 - 2024

 

Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;

Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non;

Thực hiện Công văn số Số: 460/ GD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2023 của phòng Giáo dục và Đào tạo Lạc Thủy về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo dục mầm non năm học 2023- 2024;

Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non xã Yên Bồng năm học 2023 - 2024;

Trường Mầm non xã Yên Bồng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2023 – 2024 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
  2. Mục đích

Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường..

          Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường;

 Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để nâng cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp;

           Nâng cao nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 cho cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường.

  1. Yêu cầu

   100% cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường  tham gia bồi dưỡng, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn đội ngũ cán bộ, giáo viên đang gặp khó khăn; đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống giữa những nội dung bồi dưỡng trong các năm trước và năm học này.

   Phát huy vai trò nòng cốt của nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên, phát huy vai trò trường giúp trường trong công tác bồi dưỡng. Phát huy vai trò tự học, tự bồi dưỡng ở giáo viên.

   Nội dung 1 thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT; nội dung 2 thực hiện theo quy định của cấp học; Nội dung 3 xây dựng trên cơ sở đề xuất nhu cầu, không áp đặt. Tập hợp nhu cầu, lấy ý kiến về nhu cầu từ CBQL, giáo viên trước khi xây dựng kế hoạch BDTX. Chia nhóm, phân tích các nhu cầu. Sắp xếp đối tượng bồi dưỡng.

Trước khi bồi dưỡng dành thời gian cho CBQL,giáo viên tự nghiên cứu lí thuyết. Cung cấp tài liệu, yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu tài liệu cho CBQL,giáo viên xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu. Giảm thời gian cung cấp lý thuyết, tăng cường hình thức quan sát, trải nghiệm, so sánh đối chiếu, tìm điểm mới, khác biệt.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc áp dụng các nội dung bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy hàng ngày của giáo viên. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc tự học BDTX của từng CBQL, giáo viên kết quả ở từng nội dung để bổ sung điều chỉnh kịp thời.

  1. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy tại nhà trường

III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

  1. Chương trình, nội dung, thời lượng bồi dưỡng

1.1. Chương trình bồi dưỡng 01: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục mầm non.

Thời lượng: 40 tiết/năm học.

Nội dung:

- Các văn bản chỉ đạo của ngành về giáo dục mầm non.

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.

 - Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ mầm non sẵn sàng vào học lớp 1.

1.2. Chương trình bồi dưỡng 02: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của địa phương.

Thời lượng: 40 tiết/năm học.

Nội dung: 

- Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non.

- Phát triển năng lực công nghệ số cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

- Tổ chức hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non.

1.3. Chương trình bồi dưỡng 03: Bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

1.3.1. Đối với cán bộ quản lý:

- Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học.

- Nội dung: Tự chọn các mô đun bồi dưỡng tại Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Nội dung: Tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng theo Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019:

+ Mô đun 2: Tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. (03đ/c có danh sách đính kèm)

+ Mô đun 33: Huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển cơ sở giáo dục mầm non.  (03 đ/c có danh sách đính kèm).

1.3.2. Đối với giáo viên:

- Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học.

- Nội dung: Tự chọn các mô đun bồi dưỡng tại Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.

+ Mô đun 6:  Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. (35 giáo viên có danh sách đính kèm)

+ Mô đun 9:  Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm lớp.  (35 giáo viên có danh sách đính kèm)

* Chuyên đề bồi dưỡng trong nhà trường

- Chuyên đề: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ;

- Chuyên đề: Giáo dục phát triển thể chất;

- Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm.

  1. Hình thức, phương pháp, kinh phí, thời gian BDTX

        2.1. Hình thức, phương pháp

        - Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên; tăng cường thực hành, thảo luận chia sẻ thông tin kiến thức và kinh nghiệm

- BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng thực hành.

        - BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet); Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng.

        - BDTX theo hình thức bán tập trung kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa đảm bảo hiệu quả và yêu cầu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên

        - Phát huy tốt vai trò của cốt cán trong việc bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên thực hiện các nội dung BDTX theo kế hoạch.

- Trước khi tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên tự nghiên cứu lí thuyết. Cung cấp tài liệu, hệ thống các câu hỏi, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu. Yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên đọc và ghi chép tài liệu tham khảo, mạng internet, trường học kết nối; sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích.

        2.2. Kinh phí

- Bồi dưỡng thường xuyên bằng nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao năm 2023.

2.3. Thời gian bồi dưỡng

Tổ chức BDTX xuyên suốt trong năm học 2023 - 2024.

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch tổ chức bồi dưỡng của cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên.

       

        2.4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

         - Sử dụng tài liệu do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cung cấp cho các nhà trường qua các đợt tập huấn và các tài liệu khác khai thác qua Internet.

- Nhà trường mua tài liệu đảm bảo mỗi giáo viên có đủ tài liệu học tập nghiên cứu thực hiện nhiêm vụ BDTX.

  1. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của báo cáo viên

          Tiêu chuẩn, trách nhiệm báo cáo viên thực hiện theo Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT.

  1. Kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên

          Kiểm tra việc thực hiện BDTX của CBQL, giáo viên thúc đẩy tinh thần, ý thức tự học để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học, giáo dục học sinh.

          Tăng cường kiểm tra đánh giá việc tự học BDTX của từng giáo viên, CBQL kết quả ở từng nội dung bồi dưỡng. Chú trọng kiểm tra việc áp dụng các nội dung bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy hàng ngày của giáo viên.

Sau mỗi đợt bồi dưỡng thu thập các ý kiến đánh giá, nhận xét, những điều học viên cảm thấy hứng thú, bổ ích nhất về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng; những kiến nghị đề xuất các nội dung, hình thức bồi dưỡng lần sau.

Sau mỗi nội dung bồi dưỡng cần để giáo viên có thời gian trải nghiệm, tự  áp dụng không gây áp lực cho giáo viên, phát huy tính chủ động và trách nhiệm trong việc thực hành áp dụng các nội dung bồi dưỡng vào thực tiễn.

  1. Tổ chức thực hiện
  2. Nhà trường

- Xây dựng kế hoạch BDTX triển khai, hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX tổ chức bồi dưỡng cấp trường. Tổ chức triển khai kế hoạch BDTX một cách thiết thực, hiệu quả.

 - Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên.

          - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên qua nhiêu hình thức đảm bảo phù hợp về nội dung, phương pháp và thời gian.

         - Hồ sơ lưu kết quả BDTX tại trường, gồm: Kế hoạch BDTX của trường; Kế hoạch, sổ BDTX cán bộ quản lý, giáo viên; Kết quả BDTX của cán bộ quản lý, giáo viên; Báo cáo kết quả BDTX năm học. 

 

  1. Giáo viên.

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về bồi dưỡng thường xuyên. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên trong nhà trường.

- Báo cáo tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường về kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào quá trình thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ qua  học tập bồi dưỡng.

- Trên đây là kế hoạch tổ chức bồi dưỡng  cho cán bộ quản lý và giáo viên của trường Mầm non xã Yên Bồng năm học 2023 - 2024. Kính mong tổ chuyên môn mầm non và phòng GD&ĐT giúp đỡ và tạo điều kiện để công tác bồi d­ưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên của trường  Mầm non xã Yên Bồng đạt kết quả cao./.

 

Nơi nhận:

- PGD&ĐT; ( Để b/c)

- HT,PHT, TTTCM trường MN;

- Trang Wesbiste trường;

- Lưu: VT,TrMN (ĐH04).

               


 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0968025418

EMAI : mn.lat.yeb@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 34
Hôm qua : 48
Tất cả : 276