Loading...
Đăng nhập

Chương trình tổng kết năm học 2016 - 2017 tổ chức ngày 25/05/2018

Đồng chí:  Hà Thị Thu Hạnh

Bí thư, Hiệu trưởng nhà trường đọc báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018

  PHÒNG GD&ĐT LẠC THUỶ                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TR­ƯỜNG MN YÊN BỒNG                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

         Số: 32/BC-TrMN                                    Yên Bồng, ngày  04 tháng 5 năm 2018

 

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2017 - 2018

 
   

 

 

Thực hiện Công văn số 208/GD&ĐT-GDMN ngày 23 tháng 4 năm 2018 về việc Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017-2018;

Thực hiện Kế hoạch số 66/KH-TrMN ngày 02 tháng 10 năm 2017 của trường mầm non Yên Bồng về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017-2018;

Trường Mầm non Yên Bồng Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017-2018 cụ thể như sau:

 

PHẦN THỨ NHẤT: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

  1. Công tác tham mưu và ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.

- Nhà trường đã quán triệt và triển khai nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN tới toàn thể CB, GV, NV nắm bắt và thực hiện. Cụ thể:

+ Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

+ Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

+ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục.

+ Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục.

+ Công văn số 1463/HD-SGDĐT ngày 21/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

+ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

+ Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

+ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học.

          + Công văn số 1477/SGD&ĐT-KHTC ngày 22/8/2017 của Sở GD&ĐT Hòa Bình về việc tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính đầu năm học 2017-2018;

        + Công văn số 1735/SGD&ĐT-KHTC ngày 27/9/2017 của Sở GD&ĐT Hòa Bình về tránh tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

          + Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của Hội dồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

          + Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&DT về việc sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

          + Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

          + Thông tư  Số: 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo. Về việc quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc  dân;

          + Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 25/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

        + Công văn số 510/GD&ĐT  ngày 29/9/2017 của Phòng GD&ĐT. Về việc tránh tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

+ Công văn số 462/GD&ĐT ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Phòng GD&ĐT Lạc Thủy về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017 - 2018;

  1. II. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các cuộc Vận động với hình thức và việc làm cụ thể như: Tự rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động của nhà trường.

- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, xây dựng tốt mối quan hệ ứng xử, phát huy tính tích cực của trẻ.

- Thực hiện tốt qui định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có ít nhất một nội dung đổi mới trong dạy học học quản lí giáo dục

- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ, của tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh, của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Bộ GD&ĐT và của Ngành. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

- Gắn nội dung các cuộc vận động “Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” ; “Gia đình nhà giáo văn hoá”...Thực hiện tốt quy tắc ứng xử đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị với thực hiện Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, với phương châm “Mỗi nhà giáo là một cô giáo giỏi, thầy thuốc tốt và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ”

         - Nhà trường  triển khai tốt nội dung các phong trào thi đua tới toàn thể cán bộ,  giáo viên nhân viên trong trường, tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Như việc đánh giá bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi theo dõi đánh giá chính xác trong mỗi chủ đề; đánh giá cán bộ quản lí, đánh giá giáo viên về thực hiện nhiệm vụ; đánh giá để công nhận thành tích thông qua các hội thi giáo viên giỏi; hội thi đồ dùng đồ chơi; hội thi của trẻ…

         - Phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục triển khai sâu rộng các cuộc vận động, phong trào thi đua, huy động mọi nguồn lực xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường; Xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa cô giáo với cô giáo, cô giáo với phụ huynh, cô giáo với trẻ. Giáo dục các kĩ năng sống, hành vi văn minh cho trẻ.

         - Cho các nhóm lớp đăng ký các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

III. Quy mô phát triển nhóm/lớpPhổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi.

  1. Quy mô phát triển nhóm/lớp:

- Năm học 2017-2018 nhà trường có tổng số 16 nhóm/lớp, 364 cháu. Trong đó: Có 08 nhóm trẻ 125 cháu; 08 lớp mẫu giáo 239 cháu; 03 lớp mẫu giáo 5 tuổi 77 cháu (Số nhóm/lớp duy trì như năm học trước; Số trẻ so với kế hoạch giảm 01 cháu).

  1. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:

- Phối hợp với trường Tiểu học, THCS trên địa bàn thực hiện có hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục. Đến thời điểm tháng hiện nay công tác Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn đã đối khớp chính xác về nhân khẩu, khớp số liệu và các thông tin theo yêu cầu với tổng điều tra là: 77 (So với năm học trước tăng 14 cháu)

- Đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn ra lớp được chăm sóc sức khoẻ, được bảo vệ an toàn về tính mạng, được ăn - ngủ tại trường và được học 2 buổi/ ngày theo chương trình Giáo dục mầm non.

- Chỉ đạo giáo viên có trình độ chuyên môn, giáo viên dạy giỏi và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, đưa bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào kế hoạch trong mỗi chủ đề chọn các chỉ số phù hợp, đánh giá chính xác.

- Tăng cư­ờng dạy tiếng việt để trẻ 5 tuổi dân tộc phát âm chuẩn tiếng việt, tổ chức đánh giá thực chất chất lượng trẻ 5 tuổi.

- Tỷ lệ trẻ MG 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm còn 3,8% (So với năm học trước giảm 0,2)

- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ 98,4% (So với năm học trước tăng 0,2%)

- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN (MG 5-6 tuổi) đạt 100% (Duy trì kết quả như năm học trước)

  1. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
  2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ:

- Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai tốt việc phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, làm tốt công tác y tế trường học. Trong năm học nhà trường không có trường hợp tai nạn thương tích và dịch bệnh sảy ra: 100% trẻ ra lớp đ­ược đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe, về tính mạng và vệ sinh an toàn thực phẩm; được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm (Lần 1 vào tháng 11 năm 2017, lần 2 vào tháng 3 năm 2018); đ­ược theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ phát triển, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 17/364 cháu chiếm tỷ lệ 4,7% (So với năm học trước giảm 0,2%); suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 14/364 cháu chiếm tỷ lệ 3,8%. (So với năm học trước giảm 0,4%)

- Nhà trường luôn chú trọng tới công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tổ chức tốt việc cho trẻ ăn bán trú với đủ chất, đủ lượng: 100% trẻ mẫu giáo đến trường được ăn bán trú; 100% trẻ trẻ nhà trẻ được ăn dưới mọi hình thức; 96,9% trẻ nhà trẻ ăn bán trú tại trường, (so với năm học trước tăng 2,8%, nguyên nhân nhà trường thực hiện tốt chế độ chính sách của trẻ và làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh)

  1. Công tác giáo dục:

- Nhà trường tổ chức thực hiện tốt chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 16/16 nhóm, lớp thực hiện đúng nội dung phương pháp.

- Tổ chức đánh giá phân loại khả năng nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm để có biện pháp bồi d­ưỡng; Triển khai thực hiện tốt Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, 100% trẻ đến trường được tổ chức học 2 buổi/ ngày.

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ theo lứa tuổi ở trường. Mỗi chủ đề tổ chức đánh giá trẻ theo mục tiêu giáo dục. Kết quả.

+ 100% trẻ đến trường được đánh giá chất lượng giáo dục qua các chủ đề, đánh giá các chỉ số theo giai đoạn và cuối độ tuổi cụ thể: Xếp loại đạt 349/364 cháu đạt tỷ lệ 95,8% (So với năm học trước tăng 0,8%); xếp loại chưa đạt 15/364 chiếm tỷ lệ 4,1% (So với năm học trước giảm 0,9%). Riêng trẻ MG 5 tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn xếp loại đạt 77/77 cháu đạt tỷ lệ 100%. (Duy trì kết quả như năm học trước)

- Nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh quan tâm, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của trẻ, đáp ứng với mục tiêu chương trình GDMN.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên trong giáo dục đối với trẻ khuyết tật học hòa nhập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH, 100% trẻ học hòa nhập tại trường được theo dõi và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

- Nhà trường đã triển khai rà soát thu thập hồ sơ và tiến hành xét miễn, giảm học phi, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa cho học sinh thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo theo Thông tư 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/3/2016; Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về mức thu quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đên năm học 2020-2021.

  1. Kết quả triển khai thực hiện các chuyên đề.

- 100% nhóm, lớp thực hiện tốt các chuyên đề theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Lạc Thuỷ. Chuyên đề: "Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm"

+ Mở 01 lớp tập huấn cho 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức Hội thi cấp trường.

+ 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức đúng phư­ơng pháp, xử lý tốt mọi tình huống, tập trung hướng đến từng trẻ để đảm bảo yêu cầu đề ra;

+ 100% nhóm, lớp có môi trường đạt loại khá, tốt.

- Nhà trường đã triển khai tốt các chuyên đề khác như “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non”; “ Giáo dục an toàn giao thông”; “Giáo dục bảo vệ môi trường”; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường”; “Giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo”....Đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để thực hiện tốt các chuyên đề.

- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên qua các lớp tập huấn, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chuyên đề, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Lồng ghép các nội dung chuyên đề giáo dục ATGT, bảo vệ  tài nguyên môi trường bảo vệ biển đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hoạt động giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động và phù hợp với trẻ.

- Lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên sử dụng các kỹ năng vận dụng và khai thác công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy như: Kỹ năng làm giáo án điện tử, kỹ năng khai thác các trò chơi, kỹ năng sưu tầm hình ảnh để dạy trẻ.

- Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với nhóm lớp và địa ph­ương.

          - Tổ chức chuyên đề nhắc lại mỗi cán bộ giáo viên guơng mẫu trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.

          - Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên để cho trẻ hoạt động, cắt bớt những thiết bị điện không cần thiết trong nhóm, lớp. Trước khi ra về phải kiểm tra và ngắt cầu giao điện.

  1. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
  2. Công tác chất kiểm định chất lượng giáo dục:

         - Nhà trường tổ chức triển khai các văn bản về công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.           

- Hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch, rà soát các hoạt động giáo dục, so sánh với các tiêu chuẩn, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, thu thập đầy đủ các thông tin minh chứng hoàn thiện 25/29 tiêu chí đạt tỷ lệ 86%; 83/87 chỉ số đạt tỷ lệ 95,4%

  1. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia:

          - Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp, công tác giáo dục tư tưởng chính trị để CBGV có ý thức trách nhiệm xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trẻ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng, thực hành và quản lý. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động mọi nguồn lực để từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Kết quả: Đạt tiêu chuẩn 1; Xây 180m tường bao, cổng biển trường, đổ sân bê tông điểm Đông Yên sửa  nhà vệ sinh điểm Quyết Tiến, trồng bổ sung thêm cây xanh cây cảnh, cải tạo khu vườn rau cho trẻ tại điểm Đông Yên, sửa chữa các thiết bị điện các nhóm, lớp, văn phòng.

VII. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí thực hiện.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí theo quy định của nhà nước và các nguồn huy động để bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị làm việc, nâng cao chất lượng chăm sóc bán trú và hỗ trợ một số hoạt động của nhà trường cụ thể:

- Kinh phí đầu tư từ nguồn NSNN sửa lớp học, sửa chữa một số thiết bị và phương tiện làm việc: 60.314.000đ

- Kinh phí hỗ trợ các hoạt động của đơn vị từ các nguồn khác là: 20.000.000đ.

- Kinh phí phụ huynh đóng góp hỗ trợ công tác bán trú: 30.800.000đ.

- Các điểm lẻ đã có công trình vệ sinh cho trẻ; có cổng, biển trường và hàng rào bằng cây xanh. Khu trung tâm đã có tường bao, cổng, biển trường kiên cố.

          - Điểm Đông Yên đã xây được tường bao kiên cố bằng nguồn huy động đóng góp của cán bộ, giáo viên và phụ huynh.

- Tận dụng không gian xây dựng các khu vui chơi, vườn rau sạch tại các điểm trường.

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch xin nguồn kinh phí và tiết kiệm nguồn chi thường xuyên của đơn vị tu sửa nâng cấp nhà vệ sinh cho trẻ, làm nhà xe.

- Trong năm học 2017-2018 nhà trường đã xây dựng kế hoạch bảo quản, sử dụng và mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các nhóm/lớp, 03 lớp mẫu giáo 5 tuổi có tương đối đầy đủ theo danh mục tối thiểu.

VIII. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên.

- Tổng số CBQL, GV, NV: 49 người (So với đầu năm học giảm 01 người)

- Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 4 người

+ Giáo viên: 33 người

+ Nhân viên: 12 người

- Tính đến thời điểm hiện nay số CBQL, GV, NV đủ định biên.

- 100% CB,GV,NV trong nhà trường được thực hiện đầy đủ về chế độ chính sách, được xếp ngạch chức danh nghề nghiệp theo quy định, được bồi dưỡng về kiến thức và hình thức tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình GDMN; có kế hoạch cụ thể và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của cấp trên.

- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu công tác. Trong năm học 100% CBQL, GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên; có 03 giáo viên tuyển dụng mới; có thêm 01 giáo viên tốt nghiệp đại học và có 07 cán bộ, giáo viên đang học Đại học; 02 CBQL  bồi dưỡng trung cấp chính trị,  29 CBQL và GV tham gia bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tin học; 19 CBQL và GV tham gia bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Động viên khuyến khích CB, GV tích cực tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Kết quả:

+ 28 giáo viên dạy giỏi cấp trường. 05 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện,

  1. Công tác tuyên truyền; xã hội hóa giáo dục; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non.

- Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng; tuyên truyền về GDMN bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông

+ Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học

+ Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Tuyên truyền nâng cao các chất lượng chuyên đề

+ Tuyên truyền tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

+ Tuyên truyền công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong chương trình giáo dục mầm non

+ Tuyên truyền “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

          - Tập trung tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung các loại văn bản tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường.

          - Cán bộ, giáo viên, nhân viên được tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Việc triển khai và thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật trong trường mầm non là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân và của tập thể nhà trường.

- Thực hiện đánh giá khách quan công bằng tạo động lực trong thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

- Hình thức tuyên truyền: Thông qua các hội nghị họp phụ huynh đầu năm học, qua giờ đón trả trẻ, qua các hội thi, thông tin đại chúng qua phát thanh ở các thôn xóm. Qua các hội nghị, các cuộc sinh hoạt chuyên môn…..

PHẦN THỨ HAI: ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. Tóm tắt kết quả nổi bật so với cùng kỳ năm trước.

- Thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, các văn bản nhà nước chỉ đạo có liên quan đến giáo dục mầm non. Các chủ trương về đổi mới căn bản toàn diện GDMN của Bộ GDĐT.

- Bám sát kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục. Trường mầm non Yên Bồng có những giải pháp tốt trong công tác chỉ đạo và lãnh đạo tập thể thực hiện đầy đủ theo Chương trình giáo dục mầm non đạt chỉ tiêu số lượng và chất lượng theo kế hoạch đề ra. Tổ chức và thực hiện tốt các phong trào thi đua do cấp trên  phát động, tham gia đầy đủ các hội thi đạt kết quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như:

- Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.

- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về tính mạng.

- Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường và tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp tăng cao.

-  Nâng cao chất lượng bữa ăn an toàn bằng hình thức vận động cán bộ, gió viên để làm vườn rau sạch cung cấp vào bữa ăn cho trẻ.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm nâng cao công tác quản lý tại nhà trường. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Tổ chuyên môn.

- Tham gia các lớp tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ của ngành mới được ban hành

- Xây dựng tiêu chí thi đua cho từng bộ phận, cá nhân có xét đánh giá, xếp loại hàng tháng. Có phát động các đợt thi đua ngắn, dài hạn, có tổ chức sơ, tổng kết.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, các cuộc vận động, phong trào thi đua; kiểm tra thực hiện công tác y tế trường học, chú trọng đến các điều kiện đảm bảo và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

- Thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 ban hành Quy định về  tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng GDMN.

- Thường xuyên xem xét việc thực hiện kế hoạch để kịp thời bổ xung cho phù hợp.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ kịp thời, số liệu chính xác theo yêu cầu.

  1. Những khó khăn, hạn chế:

- Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động của nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn: Thiếu phòng học; chưa có các phòng chức năng; chưa có các công trình phù trợ; chưa có nhà bảo vệ và chưa có nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà vệ sinh của trẻ phần lớn là nhà tạm; sân chơi chưa đảm bảo; cảnh quan sư phạm nhà trường còn chật hẹp, sơ sài; khuôn viên các phòng nhóm lớp chật hẹp; các công trình đầu tư xây dựng từ những năm trước đang bị thấm dột và xuống cấp. Số trẻ/lớp phần lớn vượt quá qui định, đồ dùng đồ chơi còn chưa đủ. Các chi điểm trường lẻ chưa có tường bao kiên cố, chưa có đồ chơi ngoài chơi, bếp ăn của nhà trường chưa đảm bảo quy định...

  1. Giải pháp thực hiện trong thời gian tới:

          - Tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành cũng như của địa phương.

          - Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo về dự án xây dựng CSVC cho nhà trường.

- Xây dựng đầy đủ, chi tiết các loại kế hoạch theo sự chỉ đạo của cấp trên; triển khai kịp thời tới toàn thể CB, GV, NV nắm bắt và thực hiện.

- Tận dụng các phòng hiện có để tiếp nhận tối đa số trẻ đến trường, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

- Tuyên truyền sâu rộng về trách nhiệm của cha mẹ, của xã hội cùng chăm lo đầu tư cho sự nghiệp giáo dục mầm non.

          - Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên tham gia theo học các lớp đào tạo và các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          - Mở lớp bồi dưỡng chuyên đề tại trường cho giáo viên tham dự.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

 

  1. Những kiến nghị - đề xuất:

* Đối với Uỷ ban nhân dân huyện:

- Hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng các phòng học, các phòng chức năng về khu trung tâm và các công trình phụ trợ còn thiếu, xây dựng các bếp ăn, phòng học điểm Đồi Chùa và tường rào các điểm lẻ, cải tạo các hạng mục công trình đang xuống cấp.

* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

         - Cấp thêm bộ đồ chơi ngoài trời, bàn, ghế, tủ Văn phòng; thiết bị y tế, máy tính.

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cùng với nhà trường và phụ huynh học sinh cải tạo các hạng mục công trình đang xuống cấp.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018 mà trường Mầm non Yên Bồng đã đạt được.

 

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (b/c);

- UBND xã Yên Bồng;

- L­­u: VT.

                     HIỆU TRƯỞNG

 

                           (Đã ký)

                     Hà Thị Thu Hạnh

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0968025418

EMAI : mn.lat.yeb@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 37
Hôm qua : 48
Tất cả : 279